Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Nguyên Nhân Do Đâu

Spread the love

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người trên toàn quốc gửi về hòm thư tư vấn của nha khoa trong thời gian gần đây. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao. Cùng đi với nhau tìm hiểu qua bài biết này nhé!

bọc răng sứ có bị hôi miệng không

I. Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ?

Như bạn đã biết, kĩ thuật bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa khá phổ biến hiện nay. Đây như là một bước tiến vượt bậc trong ngành nha khoa giúp bảo toàn răng khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn,…Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện bọc răng sứ, hơi thở có mùi hôi có thể do các nguyên nhân sau:

– Răng sứ suất hiện vết nứt hay những rãnh sần sùi làm mắc kẹt lại vụn thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng

– Cầu răng ở tại vị trí mất răng bị hở nhịp khiến thức ăn dễ bị bám vào cùi răng gây ra mùi hôi

– Bệnh nhân bị mắc bệnh hôi miệng từ nguyên nhân từ khác cơ quan khác như dạ dày, ruột…trước khi làm răng sứ

– Bệnh nhân bị kích ứng với thành phần kim loại trong răng sứ

– Vệ sinh răng miệng kém,…

Chính vì thế, bản chất bọc răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng. Tác nhân dẫn đến tình trạng này là kỹ thuật bọc răng sứ không bảo đảm tiêu chuẩn và chế độ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

II. Phương pháp điều trị hôi miệng khi bọc răng sứ

Khi bạn bị hôi miệng để biết chính nguyên nhân có phải do răng sứ gây ra hay không thì bạn nên đến nha khoa thực hiện bọc sứ để bác sĩ kiểm tra độ khít sát giữa mão sứ và nướu  có bị hở không. Nếu phát hiện khe hở, bác sĩ sẽ khắc phục lại bởi khi thức ăn mắc trong kẽ hở  sau quá trình phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu.

phương pháp điều trị hôi miệng khi bọc răng sứ

bên cạnh đó, để đề phòng các tác nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ, bạn cũng cần chú ý chế độ vệ sinh răng miệng kỹ càng đúng cách. Răng sứ phải được chăm sóc giống như răng thật, vệ sinh răng miệng hàng ngày, thường xuyên tại khám cạo vôi răng và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần.

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng truyền thống để loại bỏ hết thức ăn dư thừa bám dính ở kẽ răng. Đừng quên dùng nước súc miệng để hỗ trợ loại bỏ hết vi khuẩn gây hại cho răng nhé!

1. Lựa chọn nha khoa uy tín để làm răng sứ

Ngoài ra vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng còn đế từ nguyên nhân bác sĩ có tay nghề kém, chưa có nhiều kinh nghiệm việc bọc sứ thẩm mỹ chất lượng không đảm bảo. Chính vì thế, khi có nhu cầu làm răng sứ, các bạn hãy cân nhắc lựa chọn một nha khoa thật sự đáng tin cậy để có những chiếc răng sứ đều đẹp và bền chắc như ý.


Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment