Bọc răng sứ được bao lâu? Có thật sự bền như lời đồn không

Spread the love

Bọc răng sứ là phương pháp tái tạo dựng hình nha kha khoa không những cải thiện được các tình trạng như hô vẩu, sâu răng, răng lênh kênh… mà còn gia tăng tính thẩm mỹ giúp bạn có được một nụ cười tự tin hơn khuyến rũ hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại về bọc răng sứ được bao lâu? có thật sự bền không? bài viết dưới đây giúp người người giải đáp câu hỏi bên trên nhé!

bọc răng sứ được bao lâu

Tuổi thọ trung bình của răng sứ là bao lâu?

Về vấn đề răng sứ có bền không được bao lâu, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì răng sứ có độ bền rất cao, độ cứng chắc lớn hơn gấp 7 lần răng thật nên duy trì được hình dáng và đảm nhận tốt chức năng ăn nhai trong nhiều năm.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại răng sứ chính, thứ nhất là răng sứ kim loại (điển hình như răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan) và thứ 2 là răng toàn sứ (điển hình là răng sứ Katana, Venus, Emax, Ceramill, HT Smile và mới nhất gần đây là răng sứ UT Smile).

Trong đó, thời gian sử dụng trung bình của răng sứ kim loại thường có thể từ 5 – 8 năm, còn răng toàn sứ có tuổi thọ cao hơn, từ 15 – 30 năm.

Sau khoảng thời gian này, nếu răng sứ có dấu hiệu “xuống cấp”, bị sứt mẻ hoặc là tác nhân gây ra các vấn đề như đau nhức, hôi miệng, viêm lợi, viêm cổ chân răng, không thể ăn nhai bình thường,… bạn cần bọc lại răng sứ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn miệng.

Yếu tố nào quyết định độ bền của răng sứ

Tuổi thọ của răng sứ thì không ai có thể đo lường được một con số xác định mà có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

yếu tố nào quyết định độ bền của răng sứ

Kỹ thuật phục hình của bác sĩ

Bác sĩ là người có vai trò rất quan trọng trong quy trình thẩm mỹ răng sứ. Vì khi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mới có thể xác định đúng tình trạng răng miệng của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phục hình chính xác nhất.

Đặc biệt, công đoạn mài cùi răng, lấy dấu răng và lắp răng sứ luôn yêu cầu bác sĩ phải thật khéo léo, và có độ chính xác nhằm hạn chế tối đa việc lây lan sang các răng kề cạnh, không ảnh hưởng đến tủy răng cũng như giúp răng sứ được gắn sát khít hoàn toàn vào trụ răng thật. Có như vậy, răng sứ mới có thể tồn tại trên cung hàm một cách vững chắc, lâu dài mà không gây cảm giác cộm, cấn hay khó chịu nào.

Dòng răng sứ mà bạn lựa chọn

Loại răng sứ càng cao cấp, bộ bền càng lớn và tuổi thọ sẽ càng cao. Nếu điều kiện kinh tế bạn cho phép, bạn nên cân nhắc chọn các dòng răng toàn sứ mặc dù giá thành có phần mắc hơn răng sứ kim loại. Răng toàn sứ có độ bền rất cao, tuổi thọ cao từ 15 đến 30 năm nên bạn sẽ chung sống với hàm răng mới của mình trong thời gian khá dài.

Trong khi đó răng sứ kim loại tuy có chi phí bỏ ra thấp nhưng tính thẩm mỹ kém, tuổi thọ thấp hơn (chỉ từ 5 – 8 năm).

Tình trạng răng trước khi phục hình răng sứ

Bọc răng sứ được bao lâu còn tùy vào tình trạng răng của bạn: răng còn sống tủy hay đã lấy tủy, mô răng còn nhiều hay ít, khớp cắn giữa hai hàm, loại phục hình bạn lựa chọn,…

Đối với nhưng răng không cần chữa tủy chắc chắn sẽ bề hơn sau kho bọ răng sứ không thua kém gì răng thật. còn đối với nhưng răng phải chữa tủy thì tuổi thọ không được cao theo thời gian

3. Thói quen giúp kéo dài tuổi thọ của hàm răng sứ

Ông bà ta thường nói “Của bền tại người”, bọc răng sứ cũng vậy. Nếu chăm sóc tốt đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng răng sứ.

Mặc dù về tính chất răng sứ có độ bền tốt, khả năng chịu lực như răng thật nhưng về bản chất đây vẫn là răng giả nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Chú ý vệ sinh răng miệng

Đánh răng 2 lần/ngày, đồng thời vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa thay cho tăng xỉ răng truyền thống sẽ giúp lấy sạch thức ăn thừa, loại bỏ mảng bám trên kẽ răng, hạn chế tình trạng hôi miệng. Hình thành thói quen sử dụng nước sát khuẩn, ngay ngừa vi khuẩn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

 Nói không với những thực phẩm gây hại răng miệng

Một số thực phẩm, đồ uống như: nước ngọt có gas, bia rượu, bánh kẹo, đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra tình trạng sâu răng, ê buốt răng. Để bảo vệ răng sứ khỏi những tác động xấu bên ngoài, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và “say goodbye” thói quen ăn uống gây hại cho răng. Điều này góp phần giúp răng sứ bảo toàn được độ bền đẹp và lâu phải thay mới hơn.


Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment