Khi công trình xây dựng gặp sự cố liên quan đến vật liệu thì việc chỉ đạo tạm dừng nhằm để đánh giá nguyên nhân thuộc thẩm quyền và quyết định của chủ đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ rằng, gạch không nung là cách gọi cho các loại gạch mà khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm không qua nung đốt.
Sử dụng gạch không nung như thế nào cho hiệu quả?
Gạch không nung xi măng cốt liệu được dùng tại những công trình xây dựng lớn như
Trung tâm thương mại Aeon – Long Biên
Vừa qua, báo Lao động có đăng bản tin: “UBND tỉnh Bến Tre vừa chỉ đạo các ngành, các địa phương, từ nay đến năm 2015 tạm ngưng dùng vật liệu xây không nung đối với các công trình vốn ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành chức năng phát hiện 1 số công trình sử dụng gạch không nung vừa xây xong đã bị hư hỏng nặng. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, gạch không nung rất nhẹ, dễ thấm nước, thể tích gạch lúc ướt và lúc khô chênh lệch nhau quá lớn…”.
Khi công trình xây dựng gặp sự cố liên quan đến vật liệu, việc chỉ đạo tạm dừng dùng để đánh giá nguyên nhân thuộc thẩm quyền và quyết định của chủ đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ rằng, gạch không nung là cách gọi cho các loại gạch mà khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm không qua nung đốt.
Gạch không nung có nhiều loại: bê tông bọt, bê tông khí chưng áp (AAC) thuộc nhóm gạch nhẹ, có tỷ lệ lỗ xốp lớn; Gạch không nung, gạch đất hoá đá (không nung),… có trọng lượng riêng nặng hơn gạch đất sét nung. Giải pháp làm nhẹ viên gạch không nung không phải là tạo cốt liệu xốp mà là tạo ra kết cấu nhiều thành vách, có các lỗ rỗng đan xen. Giải pháp này còn giúp cho tường xây từ gạch không nung có khả năng chống thấm, cách âm và cách nhiệt tốt.
Vì vậy, khi nói về sự cố do gạch không nung gây ra, cần làm rõ đó là loại gạch nào, do ai sản xuất, công nghệ, đầu tư ra sao? Trong số gạch không nung hiện đang được thị trường chấp nhận có thể kể đến gạch không nung.
Thực tế dùng chứng minh gạch không nung (đặc biệt là sản phẩm chống thấm) rất bền vững và hiệu quả. Loại gạch này đã được xây tại nhiều dự án lớn và có thời gian trải nghiệm trên 4 năm như Khách sạn Pullman Hà Nội, Keangnam Landmark Tower, Grand Plaza, Splendora,Hei Tower, Sail Tower…
Ưu điểm của loại gạch này là độ bền vững của khối xây cao, cách âm cách nhiệt tốt, dùng vữa xây thông thường và quy trình xây dựng đơn giản (tương đồng với gạch đất sét nung).
Sự việc vừa qua tại Tỉnh Bến Tre không phải do gạch không nung, và cũng không phản ánh bản chất của toàn bộ thị trường gạch không nung.
Trong năm 2014, các công trình vốn ngân sách và các dự án Nhà ở cao tầng tại Hà Nội xây gạch không nung (chống thấm) đã và đang chứng minh được hiệu quả và lợi ích xã hội của chính sách phát triển gạch không nung do Chính phủ và Bộ Xây dựng ban hành.
Tham khảo các dự án: Trường Mầm Non (+Tiểu Học) Hoa Hồng, Dịch Vọng, Phương Liên, Ngã Tư Sở… Nhà ở cao tầng: NOXH Cổ Nhuế, Dự án D22 Trần Bình (MHDI), Xuân Mai Tower, D’.PLais De Louis (Tân Hoàng Minh), Lotte, Aeon Mall Sài Đồng…
Ở Việt Nam, bởi vì thời gian sử dụng gạch không nung chưa nhiều, kinh nghiệm của người xây dựng chưa nhiều, nên việc lựa chọn vật liệu không nung nào là chủ lực còn phải chờ thêm thử thách nhưng quyết định cuối cùng phải thuộc về khách hàng. Cũng cần có sự tổng kết, định hướng và truyền thông đúng từ các cơ quan quản lý nhà nước. Thời gian trước đây, khái niệm gạch không nung đa phần được hiểu là gạch nhẹ trong khi sản phẩm được khách hàng dùng phổ biến hiện nay tại Miền Bắc là gạch không nung.
Các công trình do Hàn Quốc hay Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam thì sự lựa chọn số 1 của họ là gạch không nung. Tham khảo các nhóm công trình:
1. Nhà máy: Honda Đồng Văn, Toyota Vĩnh Phúc, Nhiệt điện Nghi Sơn, Nhiệt điện Mông Dương, Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên…
2. Trung tâm Thương mại: Lotte, Big C, Aeon Mall Sài Đồng.
3. Khu đô thị, nhà ở cao tầng: Splendora, Keangnam Lanmark, Grand Plaza, Lotte…
Rất mong các lãnh đạo tại Tỉnh Bến Tre chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tìm hiểu cặn kẽ và có quyết định hợp lý đối với việc sử dụng gạch không nung ở tỉnh nhà, đảm bảo chất lượng công trình cũng như tuân thủ chính sách chung của Chính phủ và Bộ Xây dựng.
(Nguồn Gachkhangminh.vn)
Be the first to post a comment.