Vết chàm bẩm sinh hay còn gọi là vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở một số người. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc nhưng các vết chàm này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt khi chúng có kích thước lớn.
Vết chàm bẩm sinh trên da cần xử lý như thế nào?
Các vết chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh (Congenital melanocytic nevus – Birth Mark) không phải là một loại bệnh da liễu. Đây là một dạng của thay đổi sắc tố da do rối loạn, gây gia tăng quá mức các tế bào melanocyte quyết định đến sắc tố da. Tùy theo các mức độ rối loạn sắc tố mà tình trạng chàm bớt bẩm sinh sẽ chỉ xuất hiện trên bề mặt biểu bì hoặc có thể xâm lấn sâu xuống lớp trung bì. Vết bớt bẩm sinh này có thể xuất hiện ở trẻ em hay trẻ sơ sinh với tỉ lệ khoảng 1% trên thế giới. Trong đó, có khoảng 15% các vết bớt ở trẻ sơ sinh hay xuất hiện nhiều ở vùng đầu, cổ, mặt.
Nguyên nhân gây ra bớt, chàm bẩm sinh là gì?
Những vết chàm bớt bẩm sinh thường hay xuất hiện do quá trình đột biến ở trong các tế bào của cơ thể. Các dạng đột biến này thường khởi phát từ rất sớm, có thể trong vòng khoảng 12 tuần đầu thai kỳ. Một số gen mã hóa của protein NRAS và KRAS cũng có thể chính là yếu tố gây ra đột biến và dẫn đến các vết bớt, chàm bẩm sinh ở trên da.
Phân loại vết bớt, chàm bẩm sinh trên da thường dựa vào ba yếu tố chính đó là màu sắc, diện tích, tính chất của các vết bớt.
1. Phân loại vết bớt, chàm bẩm sinh theo diện tích
Tùy theo các diện tích của vết chàm, bớt bẩm sinh mà ta có thể chia thành các loại sau:
Bớt bẩm sinh cỡ nhỏ (Small sized congenital melanocytic nevus) đó là những vết bớt sẽ có đường kính từ 2 cm trở xuống.
Bớt bẩm sinh cỡ trung bình (Medium-sized congenital melanocytic nevus) là vết bớt sẽ có đường kính lớn hơn đó là từ 2 cm đến dưới 20 cm.
Bớt bẩm sinh khổng lồ (Giant congenital melanocytic nevus) đây là tình trạng bớt bẩm sinh xuất hiện trên những vùng da lớn, đôi khi chàm bớt bẩm sinh khổng lồ còn có thể là tối màu, còn có thể mọc lông trên vùng da bị bớt.
2. Phân loại bớt, chàm bẩm sinh theo các loại màu sắc
Rối loạn sắc tố cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bớt, chàm bẩm sinh trên da. Màu sắc của các vết bớt chàm rất đa dạng nhưng nhìn chung thì thường có 4 màu chủ đạo đó là:
Bớt bẩm sinh có màu xanh đen: đây là một màu sắc thường gặp nhất ở những người có bớt chàm bẩm sinh. Các loại bớt màu xanh đen này đa số nằm sâu trong lớp biểu bì ở dưới da. Loại bớt chàm này thường xuất hiện chủ yếu ở một bên mặt, gần vùng mắt, thái dương,… Đôi khi bớt lại có dạng mảng lớn trên mặt gây mất thẩm mỹ.
Bớt bẩm sinh màu nâu xanh: loại bớt này thì thường dễ bị nhầm lẫn với các vết nám ở trên bề mặt da. Đa số những vết bớt bẩm sinh có màu nâu xanh có dạng đốm tròn nâu. Vị trí bớt hay nằm phổ biến ở hai bên gò má. Một số thì nằm đối xứng hai bên gò mắt.
Bớt bẩm sinh có màu cà phê sữa: dạng bớt này thường là do thay đổi sắc tố liên quan đến thừa melamine ở lớp thượng bì trên da.
Bớt bẩm sinh màu đỏ, màu rượu vang thường hay xuất hiện ở bất cứ đâu nào trên cơ thể. Những dạng bớt bẩm sinh có màu đỏ có thể dẫn tới một số tổn thương tới mạch máu. Dạng bớt chàm này có mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn so với những dạng chàm bớt ngoài da khác.
Để điều trị các vết chàm bẩm sinh trên da thì thường có hai hướng để xử lý chính đó là điều trị bằng tia laser và điều trị bằng cách phẫu thuật. Tùy theo mỗi dạng bớt, chàm ở trên da mà bác sĩ có thể chỉ định phương hướng điều trị khác nhau.
Phương pháp điều trị bằng tia laser có thể loại bỏ nhanh các vết chàm bớt trên bề mặt da. Áp dụng đúng và phù hợp có thể làm cho các vết chàm bẩm sinh nhạt màu đi. Thực hiện điều trị bớt, chàm bẩm sinh bằng tia laser có thể phải cần nhiều lần thực hiện, từ 5 – 7 lần để các vết chàm nhạt dần và biến mất.
Phẫu thuật bằng cách cấy ghép da cũng có thể được chỉ định đối với các trường hợp chàm bẩm sinh trên da. Tuy nhiên thì hướng điều trị này chỉ có có một số hiệu quả nhất định, không phải trường hợp nào cũng có thể đạt được mức độ hiệu quả tốt nhất.
Tùy theo tình trạng của vết chàm, bớt bẩm sinh trên da sẽ có mức độ nông, sâu, diện tích khác nhau mà bác sĩ sẽ tiến hành những hướng điều trị phù hợp. Trong khi điều trị bớt, chàm bẩm sinh trên da thì cũng có thể gặp phải một số tình trạng sẹo và thâm sau khi điều trị. Ngoài ra còn một số trường hợp điều trị chàm bẩm sinh có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Thông tin trong bài viết này mang tính chất tham khảo, không hề có giá trị thay thế cho việc thăm khám, chỉ định và hướng dẫn để điều trị của bác sĩ.
Nguồn: https://thuocdantoc.vn/benh/lam-sao-de-tay-vet-cham-bam-sinh
Be the first to post a comment.