Bọc răng sứ bị ê buốt – Những điều mà bạn nên biết

Spread the love

Bọc răng sứ là một kĩ thuật phục hình nha khoa được nhiều người ưa thích hiện nay giúp tái tạo lại hàm răng chưa được đẹp lắm trở nên đều đặn trắng sáng hơn. Tuy nhiên nhiều khách hàng phản ánh sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức là do đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

bọc răng sứ bị ê buốt

 

I. Vì sao sau khi bọc răng sứ bị ê buốt

Một số người vẫn nghĩ thực hiện bọc răng sứ là sau này phải sử dụng răng giả. Trên thực tế thì quy trình bọc răng sứ chỉ mài đi lớp men răng bên ngoài, sau đó sử dụng một mão răng sứ để bao bọc bên ngoài thân răng thật mà thôi. Cách này không tác động quá nhiều đến cấu trúc răng và tủy.

Tren thực tế tình trạng ê nhẹ sau khi bọc răng sứ 1-2 ngày là hoàn toàn bình thường, nếu các bạn đang gặp phải tình cảnh này thì cũng đừng vội lo lắng. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu ê buốt quá nặng dai dẳng, đau nhức liên tục nhiều ngày thì nên liên hệ ngay nha khoa nơi mình đã làm để được khám kiểm tra lại nhé!

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay dùng các phương pháp giảm đau mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, điều này chỉ làm bạn đau hơn, tác động nhiều hơn đến sự hoạt động bình thường của răng.

1. Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ

Không chữa trị tủy răng triệt để hoặc chữa trị không tốt trước khi bọc sứ là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến dẫn đến tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức.

Vì trong một số case răng bị viêm tủy mà không được chữu trị tủy răng trước khi bọc sứ thì tủy viêm sẽ bị ngoại tử  gây nên những kích ứng cho dây thần kinh gây nên những con đau nhức dữ dội. Làm cho bệnh nhân rơi vào trạng thái đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bọc sứ cũng cần lấy tủy răng, chỉ khi nào tủy bị viêm mới cần điều trị. Do đó, để khắc phục thì việc thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng trước khi bọc sứ là yêu cầu bắt buộc nhằm loại bỏ những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

2. Bệnh sâu răng, nha chu chưa được điều trị triệt để

Bệnh viêm sâu răng, viêm nha chu chưa được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị nhức.

– Bệnh sâu răng: một khi không nạo sạch vết sâu trước khi thực hiện bọc sứ thì vi khuẩn sẽ tấn công đến tủy, gây viêm tủy, nhiều trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới áp xe và hỏng răng.

– Nha chu: cũng có khả năng ảnh hưởng không nhỏ đến nướu và răng.Sâu răng chưa điều trị sẽ gây ra đau nhức, ê buốt sau khi bọc sứ

Khắc phục: Trước khi thực hiện bọc nha, các bác sĩ cần thận trọng kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng biết được các bệnh lý từ đó có phương án điều trị triệt để trước khi bọc sứ.

3. Chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ không chuẩn

Vấn đề sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức cũng không thể không kể đến case chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ không chuẩn xác. Chỉnh khớp cắn không chuẩn cũng làm răng bị nhức sau khi bọc sứ.

Giải pháp khắc phục

 

Giai đoạn 1: Gắn răng sứ tạm thời để khách hàng cảm nhận ăn nhai trong vài ngày đầu.

Giai đoạn 2: Gắn cố định răng sứ bằng xi măng nha khoa chuyên dụng sau khi khách hàng cảm thấy không có sự chênh lệch, không có cảm giác cộm cấn khi ăn nhai. Giúp bạn thoải mái, an tâm tuyệt đối, không xảy ra tình trạng ê nhức, đau buốt đã nêu trên.

II. Quy trình bọc răng sứ không gây đau nhức, ê buốt

quy trình bọc răng sứ không gây đau nhức ê buốt

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hàng khám tổng quát răng miệng xem tình trạng răng miệng của bệnh nhân ra sao, có bị sâu răng, nha chu hay viêm tủy hay không… từ đó sẽ để đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp và đảm bảo an toàn nhất trước khi bọc răng sứ.

Bước 2: Chuẩn bị, gây tê

bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng, chữa các bệnh lý nha khoa đảm bảo răng bọc sứ luôn được sạch sẽ và an toàn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vào vùng răng cần thực hiện để khách hàng không cảm thấy ê buốt trong suốt quá trình mài men răng.

Bước 4: Tiến hành mài cùi và lấy dấu răng

Bác sĩ sẽ bắt đầu mài cùi răng bằng những dụng cụ vô trùng nha khoa chuyên dụng, tỷ lệ răng cần mài sẽ được hạn chế tới mức tối thiểu để phù hợp với kế hoạch và yêu cầu bọc răng sứ của bệnh nhân, tiếp theo là lấy dấu hàm và gửi đi chế tác răng sứ.

Bước 5: Gắn răng sứ

Tới bước cuối cùng bác sĩ sẽ gắn thử răng sứ lên trụ răng đã mài để xem xét răng sứ đã vừa khớp cắn, có bị vướng cộm khi ăn và xem trước thẩm mỹ hàm răng sau khi phục hình. Khi bệnh nhân đã thật sự hài lòng bác sĩ bắt đầu gắn cố định răng.

III. Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Sau khi thực hiện kĩ thuật bọc răng sứ, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp gia tăng độ bền của răng sứ, tránh được các tác nhân gây hôi miệng và các bệnh lý về răng

✅ Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng và đúng cách.

✅ Sử dụng chỉ nha khoa  thay cho tăm xỉa răng truyền thống để làm sạch kẽ răng, dùng nước súc miệng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trên răng.

✅ Tái khám định kỳ 6 tháng/lần đến Nha Khoa lấy vôi răng để đảm bảo vôi răng, mảng bám không ảnh hưởng tới chân răng bọc sứ.

✅ Nên có một chế độ ăn uống hợp lý: Chú ý không nên ăn các đồ ăn quá cứng, dai sẽ dễ lam tổn thương cùi răng bên trong. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như rau củ, trái cây,…

Có chế độ ăn uống hợp lý

Bài viết trên đây giúp bạn hiểu thêm về các tác nhân gây ra bọc răng sứ bị ê buốt. Tất nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nữa, để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến thì cần phải khám trực tiếp nha khoa để bác sĩ có thể đưa ra nhận định đúng đắn, từ đó mới có giải pháp điều trị phù hợp.


Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment