Bọc răng sứ là Kĩ thuật được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng răng khuyết điểm như sứt mẻ, răng xấu,… mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng của bạn, cải thiện khả năng ăn uống tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bọc răng sứ bao lâu thì bình thường, ăn uống lại được? là câu hỏi cũng được khá nhiều người làm răng sứ quan tâm.
1. Bọc răng sứ bao lâu thì bình thường và ăn được?
Với sự tiến bộ trong kĩ thuật tạo hình, răng sứ hiện nay được chế tạo ngày càng mỏng, có độ trong và độ bền chắc chắn. Vì thế, bọc răng sứ sẽ ít gây tổn thương đến mô nướu bên trong mà chỉ tác động và làm thay đổi kích thước, hình dáng và màu sắc của răng.
Sau khi thực hiện bọc răng sứ, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai được như bình thường. Tuy nhiên, để răng ổn định và chắc chắn, sau khi bọc răng, bạn cần nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút đầu để răng có thời gian tương thích với khoang miệng.
Trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên, mối liên kết giữa răng sứ và trụ chân răng không thực sự đủ mạnh để chống lại những tác động ăn nhai lớn. Do đó, bạn cần có chế độ ăn hợp lý trong khoảng thời gian này. Trong những ngày này, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai để cơ hàm và răng quen dần với lực nhai, tránh ăn các thực phẩm, đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ rất dễ làm đứt gãy liên kết giữa răng sứ và cùi răng trụ.
2. Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ.
- Chế độ ăn uống hợp lý.
Sau quá trình bọc răng sứ, bạn cần hạn chế ăn những loại thực phẩm khó nhai nuốt quá cứng hoặc quá dai, vì có thể khiến cho sứ bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ. Cần tránh xa các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm răng bị kích ứng và ê buốt. Với những loại đồ uống nhiều đường và chất tạo màu như nước ngọt, coffee, rượu vang…thì cũng cần hạn chế vì dễ gây hỏng men răng.
- Chế độ chăm sóc răng miệng.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng để có được hàm răng chắc khỏe, an toàn, dài lâu:
- Đánh răng từ 2-3 lần/ ngày, sử dụng bàn chải đánh răng với lông mềm và kem đánh răng bổ sung flour;
- Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn và mùi khó chịu;
- Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh sau khi ăn để làm sạch kẽ răng và các mảng bám thức ăn còn sót lại;
- Tái khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình hình răng miệng và có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo sức khỏe răng miệng và kéo dài tuổi thọ răng.
Tuổi thọ của răng sứ kéo dài bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng của bạn. Thông thường, răng sứ chỉ có độ bền khoảng 20 năm đối với loại sứ cao cấp, nhưng cũng có thể kéo dài vĩnh viễn nếu người bệnh có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
Mặc dù, bọc răng sứ đang là kĩ thuật rất phổ biến để phục hình răng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bọc sứ không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng bởi những nhược điểm mà chúng mang lại.
Be the first to post a comment.