Bọc răng sứ bị cộm nguyên nhân do đâu| Góc hỏi đáp

Spread the love

Bọc răng sứ bị cộm cấn là tác nhân của việc phục hình răng sứ sai kỹ thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn thấp. Trường hợp này có thể xảy ra với bất kì ai, do đó các bạn hãy cẩn trọng khi lựa chọn trung tâm nha khoa để thực hiện bọc sứ nhé!

bọc răng sứ bị cộm

Nguyên nhân khiến bọc sứ bị cộm cấn

Mặc dù, bọc sứ bị cộm cấn là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, nhưng không phải hiếm là không có và thực tế Nha khoa đã tiếp nhận một số trường hợp bọc sứ lỗi, buộc phải tái tạo phục hình lại. Và tác nhân chính dẫn đến tình trạng này được bác sĩ chuyên khoa bọc sứ của chúng tôi kết luận như sau:

Bác sĩ có tay nghề non kém

Trong tiến trình bọc sứ, bác sĩ không tinh chỉnh mão sứ vừa với cùi răng thật khiến phần mão sứ bị kênh lệch hoặc đè lên nướu. Song song đó, trước khi bọc sứ bác sĩ không kiểm tra và làm sạch hết các cặn bẩn, mảng bám ở cùi răng đã phủ sứ lên trên khiến mão sứ bị cộm.

Mão sứ được chế tạo không chuẩn

Kỹ thuật viên ngon có kinh nghiệm, phòng Labo thô sơ thiếu các trang thiết bị hiện đại, không đủ điều kiện chế tác mão sứ khiến chiếc răng sứ không vừa khít với cùi răng thật và kích thước cung hàm. Nếu bác sĩ cố gắn mão sứ này lên răng cho bệnh nhân sẽ gây ra cảm giác gồ gề, khấp khểnh rất khó chịu.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Sau quá trình bọc sứ, việc vệ sinh răng miệng đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Nếu để cặn thức ăn dư thừa mắc ở kẽ sẽ gây ra sẽ gây ra sự vướng víu, khó chịu cho răng miệng.

Răng sứ cộm cấn không chỉ tác động đến tính thẩm mỹ mà còn hạn chế chức năng ăn nhai của cả hàm. Vì thế, nếu bọc sứ bị cộm cấn, các bạn cần đến ngay gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Cách khắc phục tình trạng bọc sứ bị cộm cấn

Dựa vào nguyên nhân gây cộm cấn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục cụ thể như sau:

cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm cấn

Nếu cộm cấn do vệ sinh sai cách

Bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau bọc sứ đúng cách để tránh tình trạng mắc dính thức ăn ở kẽ răng gây hiện tượng cộm vướng.

Nếu cộm cấn do gắn mão sứ không chính xác

Các bác sĩ sẽ tinh chỉnh lại để mão sứ ôm khít chặt vào chân răng và thân răng. Khi răng sứ đã vừa vặn với khuôn hàm, việc ăn nhai sẽ không gặp phải bất kì rào cản nào nữa và khách hàng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

Nếu cộm cấn do mão sứ không đúng kích cỡ răng

Đối với trường hợp này, bác sĩ buộc phải gỡ bỏ mão sứ cũ để thay bằng mão sứ mới. Việc thay mão sứ mới không đơn giản là bỏ mão cũ ra và lắp mão sứ mới lên mà bác sĩ phải thực hiện lại từ đầu bao gồm lấy mẫu hàm, chế tạo sứ và gắn sứ.

Ngoài ra, việc mài răng không đều cũng là tác nhân khiến mão sứ cộm cấn. Nếu rơi vào tình trạng này, bác sĩ sẽ phải kiểm tra và mài lại cùi răng.

Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới bọc răng sứ  bị cộm cấn đến từ chất lượng dịch vụ nha khoa. Vì thế, để có hàm răng đều đẹp và chắc khỏe, các bạn hãy lựa chọn một nha khoa thật sự uy tín để được phục hình sứ an toàn, thẩm mỹ và bền chắc nhé!


Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment