Bọc răng sứ có bị ê buốt không, có khó chịu gì không là thắc mắc của đa số bệnh nhân khi muốn thực hiện. Rất nhiều người muốn bọc răng sứ để bảo vệ răng cũng như giúp hàm răng trở nên thẩm mỹ hơn. Thế nhưng, bên cạnh việc tìm kiếm địa chỉ uy tín hay giá cả thì bọc sứ có bị ê buốt không cũng là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm.
Bọc răng sứ là gì? Những trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa giúp phục hình lại cho hàm răng bị khiếm khuyết bằng cách dùng mão răng sứ để lắp lên răng thật. Nhờ đó, giúp che đi khuyết điểm của răng hoặc lấp đầy khoảng trống mất răng. Đồng thời, làm tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như khôi phục khả năng ăn nhai cho hàm răng.
Vậy những trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Thông thường, bọc răng sứ được chỉ định trong một số trường hợp như:
– Mất 1 răng hoặc vài chiếc răng liên tiếp nhau.
– Những trường hợp răng bị gãy, vỡ, sứt, mẻ, thưa, hở kẽ…
– Răng bị nhiễm màu kháng sinh nhưng tẩy trắng không hiệu quả.
– Trường hợp răng bị hô, móm do tật ở răng.
– Những ai muốn sở hữu hàm răng thẩm mỹ hơn.
Chính vì vậy chúng ta có thể thấy, bọc răng sứ rất phù hợp với rất nhiều trường hợp răng khác nhau. Nhờ đó, giúp phục hình thẩm mỹ và cải thiện ckhả năng ăn nhai tốt nhất cho hàm răng.
Bọc răng sứ có bị ê buốt không?
Nhiều nha sĩ chuyên khoa cho biết, bọc răng sứ thực tế không bị ê buốt như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng cần điều trị. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và không có cảm giác ê buốt hay khó chịu khi thực hiện.
Đồng thời, mài răng xong, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm giúp chống ê buốt. Ngoài ra, thuận lợi cho việc ăn nhai, giao tiếp. Chính vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm với câu hỏi bọc răng sứ có đau không nhé.
Bên cạnh đó, việc bọc răng sứ có bị ê buốt không còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:
– Kỹ thuật mài cùi răng
Việc mài cùi nếu chuẩn xác, đúng tỉ lệ và không xâm lấn đến ngà răng hay tủy sẽ không gây đau. Với kỹ thuật này, tùy vào tình trạng răng cụ thể của từng người bệnh mà các nha sĩ sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp.
– Kỹ thuật lắp mão răng sứ
Thông thường, nếu lắp mão răng sứ bị kênh cộm, không đúng gờ rãnh sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đồng thời khiến thức ăn bị dắt sâu vào trong thân răng. Việc này không những gây ra cảm giác đau đớn mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác.
Do đó, nếu thực hiện đúng kỹ thuật, mô răng thật và mão răng sứ sát khít, ôm quanh chân răng thì sẽ không gây đau đớn.
– Tình trạng răng miệng của bệnh nhân
Để tránh đau nhức khi bọc răng sứ thì cùi răng phải khỏe mạnh và không bị viêm tủy hoặc sâu răng. Nếu trường hợp răng có vấn đề cần tiến hành điều trị trước. Như vậy sẽ đảm bảo sự thoải mái trong quá trình bọc sứ.
Có thể thấy, bọc răng sứ có đau không dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng, dù là do yếu tố nào thì việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là vô cùng quan trọng. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong và sau khi bọc răng sứ.
Bọc răng sứ được thực hiện như thế nào?
Bọc răng sứ là quá trình mài cùi răng thật để làm trụ cho răng sứ và sau đó chụp mão sứ lên trên. Phương pháp này được thực hiện theo quá trình gồm 5 bước cơ bản như sau:
+ Bước 1: Kiểm tra và lên kế hoạch điều trị
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát tình trạng răng miệng. Đồng thời, chụp X quang để chẩn đoán trước khi bọc răng sứ. Ở bước này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp với mong muốn của khách hàng.
+ Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và loại bỏ tình trạng viêm nướu ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân mắc bệnh lý viêm tủy hoặc sâu răng thì sẽ tiến hành điều trị trước.
+ Bước 3: Mài răng và lấy dấu răng
Sau khi xác định được răng cần phục hình, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng răng đó. Tiếp đó, tiến hành mài răng thành trụ và lấy dấu hàm của bệnh nhân. Những thông tin này sẽ được chuyển cho phòng Labo làm răng sứ.
+ Bước 4: Tiến hành gắn răng sứ
Răng sứ sau khi đã được chế tác xong thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn lên. Lúc này sẽ căn chỉnh sao cho đạt thẩm mỹ cao nhất và thoải mái trong quá trình ăn nhai. Trước lúc đó, bác sĩ sẽ gắn răng tạm để bệnh nhân thoải mái khi ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ.
+ Bước 5: Kiểm tra tổng thể
Đây là bước cuối cùng trong quy trình bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lại một lần nữa và điều chỉnh sao cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhất. Không có cảm giác cộm, cấn trong quá trình ăn nhai.
Như vậy là hoàn thành quá trình bọc răng sứ, lúc này bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng đẹp tự nhiên.
Với những thông tin được chia sẽ trên đây, hy vọng các bạn đã biết bọc răng sứ có đau không. Nhờ đó, cũng hiểu hơn về quá trình bọc răng sứ không bị ê buốt. Tốt nhất hãy lựa chọn cho mình trung tâm nha khoa uy tín để sở hữu hàm răng đẹp tự nhiên và bảo đảm khả năng ăn nhai như răng thật.
Be the first to post a comment.