Bọc răng sứ có bị tụt lợi không – Giải đáp của chuyên gia đầu ngành

Spread the love

Bọc răng sứ là kĩ thuật phục hình răng khuyết điểm. Sau khi bọc sứ, răng sẽ có màu đẹp tự nhiên, khả năng ăn nhai cũng được cải thiện. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, một số case xảy ra tình trạng bị tụt lợi làm cho răng yếu dần và thiếu thẩm mỹ làm nhiều khách hàng lo lắng. Bọc răng sứ có bị tụt lợi không? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

1. Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng chân răng bị lộ do lợi bị co lại hay là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi. Tụt lợi báo trước sự mất các mô quanh chân răng và lộ ngà răng. Tụt lợi làm răng ê buốt, mất thẩm mỹ, dễ mắc kẹt thức ăn ở kẽ răng, gây mòn chân răng và nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2. Nguyên nhân răng bị tụt lợi chủ yếu do đâu?

Tụt lợi là một trong những biến chứng của bọc răng sứ không đúng kỹ thuật và nguyên nhân chủ yếu thường là do:

  • Kỹ thuật lấy dấu răng không chuẩn: Khi thực hiện lấy dấu răng bác sĩ đã sử dụng dụng cụ không chuyên dẫn đến sai số, khiến cho răng sứ chế tạo không khớp với cùi răng, làm cho cùi răng trụ và mão sứ không khít nhau nên tạo khe hở, gây vấn đề tụt lợi sau một thời gian sử dụng.
  • Bác sĩ không cẩn thận, chủ quan: Trước khi thực hiện bọc sứ, bác sĩ thường sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân để điều trị dứt điểm các bệnh về răng như sâu răng, viêm nướu,… để đảm bảo kết phục hình tốt nhất. Nếu không, sẽ dẫn đến tụt nướu sau khi bọc sứ.
  • Quy trình chăm sóc răng miệng sai cách: Việc đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng sẽ gây tổn thương cho vùng nướu, tạo khoảng hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào kẽ răng khiến nướu bị tụt và cùi răng bên trong lộ ra ngoài.

3. Những nguy cơ khi răng sứ bị tụt lợi

Khi bị tụt lợi tức là phần chân răng bị hở không những gây ra vấn đề mất thẩm mỹ mà để lâu ngày sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ có thể mắc các bệnh viêm nha chu, hôi miệng và viêm tủy răng, …

Khi răng bị tụt lợi, thức ăn hàng ngày sẽ dắt vào kẽ răng gây ra tình trạng hôi miệng, viêm nướu,… Cùi răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường răng miệng đặc biệt là tiếp xúc với hàng triệu vi khuẩn có hại về lâu dài gây sâu răng, mục răng, …

Bọc răng sứ bị hở lợi còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, cắn, xé thức ăn do cùi răng bị hở, rất dễ kích ứng với đồ nóng lạnh.

4. Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị tụt lợi.

Nếu gặp vấn đề bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn cần bình tĩnh để tìm cách khắc phục. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

  • Nếu bị tụt lợi do quy trình bọc răng sứ bị sai kỹ thuật làm mão sứ không khít với cùi răng thì bác sĩ sẽ tháo mão răng, làm sạch cùi, lấy dấu hàm và thiết kế mão mới có độ tương đồng về màu sắc, kích thước và trùng với cùi răng 1 cách tối đa.
  • Nếu răng sứ bị tụt lợi do mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu thì bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ để điều trị dứt điểm các bệnh đó rồi mới bọc lại mão sứ cũ hoặc làm mão mới chuẩn xác hơn.
  • Nếu mão sứ làm từ kim loại, sau một thời gian sử dụng bị đen viền nướu, gây tụt lợi. Bác sĩ sẽ tháo mão sứ và tư vấn cho bạn loại răng toàn sứ tốt và bền hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, không nên dùng lực chải quá mạnh và nên sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch mảng bám để bảo vệ răng sứ tốt hơn, tránh bị tụt lợi.

 

Đặc biệt, điều quan trọng nhất là bạn hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để chăm sóc răng miệng an toàn, hiệu quả cho bản thân mình. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tay nghề bác sĩ, hệ thống máy móc và trang thiết bị nơi bạn muốn phục hình răng sứ để tránh case bị tụt lợi.

  • Hệ thống thiết bị, máy móc tại nha khoa được trang bị hiện đại tiên tiến và đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu chữa trị, phục hình và thẩm mỹ răng của khách hàng như máy chụp X-quang, máy chế tác răng sứ Invy Coritec, công nghệ scan 3D, hệ thống máy CAD/CAM…
  • Không chỉ đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, còn chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Đặc biệt khâu vô trùng được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam. Mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng bộ khay dụng cụ riêng, được xử lý vô trùng, tránh lây nhiễm chéo.

Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment