Xóa bớt đen bẩm sinh

Spread the love

Câu chuyện về hành trình xóa bớt đen bẩm sinh của một bệnh nhân: “Một vùng đen kít, chiếm hơn nửa phần bên mặt bên trái đã xuất hiện khi bé gái Huỳnh Ngọc Phương Nga (Bình Thạnh, TP.HCM) chào đời đã khiến cả nhà rất thương xót, lo lắng”.

Hành trình đi tìm phương pháp xóa bớt đen bẩm sinh

xóa bớt đen bẩm sinh

Ngày bé Nga 3 tuổi, ba mẹ đã đưa cháu đến khám tại một bệnh viện lớn ở TP.HCM để có phương án xóa chàm bớt bẩm sinh tốt nhất. Bác sĩ chẩn đoán Nga đã bị bớt sắc tố bẩm sinh và cách điều trị duy nhất đó là phẫu thuật cấy ghép da (lấy một vùng da ở đùi và đắp lên mảng bớt). Sợ khi đó Nga còn nhỏ, khóc nhiều, nước mắt chảy vào vết thương gây nhiễm trùng cho nên gia đình không đồng ý điều trị.

Sau đó, những ngày khi còn đi học mẫu giáo là một chuỗi ngày rất buồn của Nga. Ngày nào khi đi học về cháu cũng khóc, kể rằng ở lớp không có bạn nào chơi cháu chỉ vì bớt đen trên mặt. Ngày 8-1-2015, khi Nga đã tròn 11 tuổi (học lớp 5), mẹ của em đã đưa em đến Trung tâm U máu Trường đại học Y dược TP.HCM để bắn tia laser lần thứ 4.

Chị Trần Ngọc Bích Quyên (mẹ bé Nga) kể rằng khoảng hai năm trước chị có nghe một người quen làm trong ngành y giới thiệu công nghệ bắn tia laser có thể xóa bớt đen bẩm sinh hiệu (bớt sắc tố bẩm sinh – PV) nên gia đình đã đưa Nga đi khám.

Lần khám khi trước, chị có gặp một bệnh nhi cũng bị bớt đen giống Nga nhưng sau chín lần bắn tia laser cháu đã có làn da gần khỏi hẳn. Nghe người nhà bệnh nhi đó kể kết quả điều trị, cả nhà chị đã mừng rỡ vì tìm được biện pháp cho bé.

Trong quá trình điều trị xóa bớt, bé Nga được nhận xét là một trong những bệnh nhi quyết tâm cao trong việc điều trị, có được sự hợp tác rất tốt với các bác sĩ.

Chị N.T.N. (33 tuổi, ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) kể từ lúc chị sinh ra chị đã có vết bớt xanh (bớt Ota – PV) nhỏ xíu nằm trên má bên phải nhưng lâu ngày vết bớt cứ lan ra gần hết nửa gương mặt khiến chị tự ti, sống khép kín.

Năm 20 tuổi, chị đã tìm đến rất nhiều bệnh viện, các cơ sở thẩm mỹ tại TP.HCM để điều trị nhưng vẫn không hề giảm. Đến lúc chị đã rất nản lòng thì được một người bạn giới thiệu tới chữa trị bớt bẩm sinh bằng cách bắn tia laser.

Nghe vậy, chị N. đã nhanh chóng tìm đến một phòng khám chuyên khoa da liễu của người nước ngoài ở TP.HCM và được bác sĩ chẩn đoán bị bớt Ota. Sau 17 lần được điều trị bắn tia laser, vết bớt chàm của chị đã được xóa mờ. Ngày 29-12-2014, khi đến tái khám lại tại phòng khám nói trên, chị khoe rằng giờ đây đã có nhiều người còn không nhận ra chị!

Chuyên gia nói gì về công nghệ Laser điều trị xóa chàm bớt

xóa bớt đen bẩm sinh

Bác sĩ Hoàng Văn Minh, giám đốc Trung tâm U máu TP.HCM, cho biết rằng vết bớt Ota thường gặp ở người châu Á, chiếm tỉ lệ 0,014-1,1% dân số, nữ giới thường gặp hơn nam. Bớt này sẽ không liên quan với tiền sử gia đình, có biểu hiện ngoài da đó là những vùng da có màu xanh xám, không gây đau, ngứa, rát ở nơi nổi bớt. Vùng da bị bớt này sẽ lớn dần theo thời gian và hiếm khi tự khỏi.

Trong một số trường hợp, vết bớt có thể kèm theo tổn thương ở mắt dưới dạng vết bớt đen trong lòng trắng của mắt. Thời gian để khởi phát bệnh thường gặp nhất ở lúc mới sinh và vào tuổi dậy thì.

Trước đây, vết bớt Ota thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lạnh, bào da, phẫu thuật cấy ghép da, tuy nhiên đều không hiệu quả. Loại bớt này chỉ có phương pháp chữa trị hiệu quả duy nhất là bắn laser.

Còn các bớt sắc tố bẩm sinh hiếm gặp hơn và điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Sử dụng laser để điều trị vết bớt này mới được trên thế giới ứng dụng trong ba năm, còn tại Trung tâm U máu TP.HCM thì mới áp dụng khoảng hai năm.

Bớt sắc tố bẩm sinh là có những tổn thương sâu nằm dưới da, kèm theo các tổn thương từ lỗ chân lông. Loại vết bớt đen này thường dày, mọc lông nhiều bên trên.

Khi trẻ mới được sinh ra, bớt bẩm sinh có kích thước nhỏ, vị trí ít nhưng nếu không được điều trị sớm có thể lan ra đến toàn thân, ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Điều làm các bác sĩ lo lắng là bớt sắc tố bẩm sinh sẽ có nguy cơ ác tính nhiều hơn bớt Ota.

Điều trị vết bớt Ota, bớt sắc tố bẩm sinh càng sớm càng tốt. Lý giải cho điều này, bác sĩ Hoàng Văn Minh cho biết lúc trẻ còn nhỏ, da trẻ còn mỏng nên bắn tia laser sẽ xuyên sâu hơn. Hơn nữa, khi đó trẻ dễ tránh ánh nắng mặt trời trong quá trình điều trị nên sẽ cho hiệu quả điều trị tốt.

Hiện nay, Trung tâm U máu TP.HCM đang tiếp nhận điều trị miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi… Với bớt Ota, mới đầu thì các bác sĩ sẽ bắn laser hai lần liên tiếp trong hai tháng, sau sáu tháng thì sẽ bắn tiếp. Thường thì bệnh nhân sẽ kết thúc điều trị sau 5-7 lần bắn tia laser.

Còn đối với bớt sắc tố bẩm sinh, các bác sĩ phải dùng hai loại máy laser để bắn, số lần bắn laser sẽ nhiều hơn và thời gian điều trị cũng lâu hơn tùy từng trường hợp.

Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/xoa-duoc-bot-xanh-den-701892.htm


Spread the love

Be the first to post a comment.

Add a comment