Cháu gái tôi từ bé đã có một vệt bớt nhỏ màu xám ở trên má kéo dài tới cạnh tai từ lúc mới sinh. Đến nay cháu đã được 8 tháng tuổi, vết bớt đã lan dần xuống giữa má và dưới mắt, xuất hiện những đốm nhỏ màu xám đen. Xin hỏi sau này liệu bớt còn lan rộng không? Có tự khỏi không?
Nếu không khỏi có thể điều trị bớt bẩm sinh ở đâu khỏi dứt hoàn toàn bằng cách chiếu tia laser không? Độ tuổi nào thích hợp cho việc điều trị? Điều trị xóa chàm bớt tốt nhất ở đâu? Xin cảm ơn.
Trần Phượng Nhi ( Hà Tĩnh)
Tư vấn sức khỏe:
– Theo như mô tả của chị, có lẽ cháu đã bị nevus Ota. Đó là một loại bớt sắc tố bẩm sinh – thường phân bố dọc đường dây thần kinh trên mặt còn gọi là dây thần kinh số V. Nevus Ota chính là những sang thương màu xám đen hoặc màu xanh xám, chúng nằm ngang mặt da thường kèm với tổn thương niêm mạc mắt.
Nevus Ota thường hay gặp ở người châu Á, chiếm tỉ lệ 0,014-1,1% dân số, nữ giới thường gặp hơn nam (tỉ lệ nam – nữ là 1-4,8). Bệnh này không liên quan với tiền sử gia đình.
Biểu hiện bên ngoài da là những vùng da màu xanh xám, phân bố dọc theo nhánh của dây thần kinh số V, nhất là nhánh dây V2, không gây đau, ngứa, rát ở nơi nổi sang thương. Vùng da bị này sẽ lớn dần theo thời gian, chúng chỉ khu trú trong vùng phân bố của dây thần kinh, hiếm khi có thể tự khỏi. Trong một số trường hợp nó còn gây tổn thương mắt dưới dạng bớt đen trong tròng trắng của mắt.
Thời gian khởi phát bệnh này thường gặp nhất ở hai thời điểm: lúc trẻ mới sinh và khi bắt đầu vào tuổi dậy thì. Nội tiết tố, tia tử ngoại, chấn thương, nhiễm trùng là những yếu tố làm nặng hay khởi phát bệnh.
Điều trị bớt bẩm sinh ở đâu? Phân loại và phương pháp điều trị hợp lí.
Phân loại vết bớt bẩm sinh:
Nevus Ota được phân chia làm bốn loại:
1. Không có sang thương bên trong hốc mắt, không có vết bớt khác trên da, không có kèm sang thương ở cơ quan khác.
2. Giống như loại 1 nhưng có sang thương trong hốc mắt.
3. Kèm vết bớt khác trên da, không kèm theo sang thương ở cơ quan khác.
4. Kèm theo sang thương ở cơ quan khác.
Biến chứng có thể gặp phải
Những trường hợp bị mắc nevus Ota phối hợp với các u máu thường đi kèm với tổn thương vào hệ thần kinh trung ương như dị dạng động mạch não, hội chứng Klippel – Trenaunay, hội chứng Sturge – Weber.
Biến chứng xảy ra ở mắt: tăng nhãn áp có thể ra chứng cườm nước 10,3%, lé 9,8%, viêm màng bồ đào 2,6%, cườm khô 1%, melanoma hốc mắt 0,5%.
Điều trị vết bớt bẩm sinh:
Trước đây thì nevus Ota thường được điều trị bằng các biện pháp như phẫu thuật lạnh, bào da, phẫu thuật, tuy nhiên đều cho kết quả không khả quan.
Hiện nay, với ứng dụng công nghệ cao của laser trong y khoa, nevus Ota có thể được điều trị tốt bằng laser có tác dụng chọn lọc các sắc tố như laser Q-switch Alexandrite. Điều trị bằng công nghệ laser có thể áp dụng cho bất kỳ lứa tuổi nào, càng sớm hiệu quả càng tốt. Điều trị cho trẻ nhỏ cần gây mê.
Quá trình điều trị này có thể mất nhiều tháng, khoảng cách giữa hai lần điều trị từ 4-6 tháng. Vùng da khi được chiếu tia laser có thể đỏ và phù nề nhẹ hoặc đôi khi xuất huyết dạng điểm ngay sau điều trị. Vùng điều trị này có thể đóng mày và bong tróc trong vòng 7-10 ngày sau đó.
Chăm sóc vết bớt bẩm sinh sau điều trị gồm: thoa thuốc mỡ kháng sinh và băng nhẹ ngay sau điều trị, hạn chế tác động làm chấn thương hay va chạm. Với người lớn, hạn chế sử dụng sản phẩm trang điểm trong vòng 4-7 ngày sau đó. Nếu sang thương chỉ ở lớp thượng bì và bề mặt da không bị hở, bạn có thể thoa thuốc giữ ẩm thay cho mỡ kháng sinh ở vào ngày thứ hai sau điều trị. Tránh ánh nắng và sử dụng kem chống nắng (SPF ≥ 15) cho vùng điều trị.
Điều trị bớt bẩm sinh ở đâu uy tín?
Bạn nên đến những cơ sở thăm khám chuyên về da liễu uy tín, có các bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao như Bệnh viện, hay các cơ sở thẩm mỹ viện chuyên về da liễu.
Nguồn: https://tuoitre.vn/cach-dieu-tri-vet-bot-bam-sinh-340640.htm
Be the first to post a comment.